Bể lọc nước giếng khoan là cách lọc nước phèn từ xưa của ông cha ta. Và ngày nay việc sử dụng bể lọc này cũng được người dân tìm hiểu và sử dụng phổ biến, đặc biệt ở những nơi nước giếng bị phèn nặng như Long An, Củ Chi,.. Vậy bể lọc nước giếng khoan là gì? có ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Bể lọc nước giếng khoan là một cách lọc phèn truyền thống, bằng cách xây một bể chứa nước và đổ các vật liệu lọc nước vào bên trong bể. Nhằm mục đích loại bỏ phèn, tạp chất, cặn bẩn, kèm mùi hôi tanh,....ra khỏi nguồn nước giếng khoan, mang lại nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt gia đình và cả sản xuất.
Bể lọc nước giếng khoan hay còn gọi là bể lọc thô và có một số nơi gọi là bồn lọc nước giếng khoan.
Bể lọc thô có cấu tạo gồm 4 phần chính:
Là bể để chứa các vật liệu lọc nước, có thể xây bằng xi măng theo yêu cầu của người sử dụng hay tân dụng các bồn chứa nước, lu chứa nước,...Các bể lọc này yêu cầu có chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên, vì nếu thấp quá thì các lớp lọc sẽ mỏng, hiệu quả lọc không cao.
Sử dụng các ống nước phi 49 khoan lỗ, hoặc sử dụng ống lưới lọc chuyên dụng có bán tại các cửa hàng lọc nước.
ống lưới lọc khoan lổ
Là các vật liệu lọc phèn được đổ theo từng lớp vào bên trong bể chứa, gồm:
Là thiết bị giúp oxi hòa vào trong nguồn nước, tăng khả năng kết tủa phèn, từ đó tăng khả năng giữ phèn lại trong bể lọc thô. Giàn phun mưa được lắp ở trên cùng của bể lọc. Có thể thay thế gian phun mưa bằng bộ trộn khí Ejector chuyên khử sắt của TABICO.
Giàn phun mưa/ejector giúp tăng hiệu quả xử lý phèn cho bể lọc thô.
Bể lọc nước thô được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ những ưu điểm vượt trội sau:
Bên cạnh những ưu điểm trên thì bồn lọc nước giếng khoan cũng có một số nhược điểm nhất định như:
Cách làm bể lọc nước giếng khoan
Cách làm bể lọc nước thô đơn giản, tiết kiệm với 4 bước sau:
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chúng ta xây bể lọc thô có kích thước phù hợp, thông thường kích thước bể sử dụng cho gia đình là 80cmx80cmx1m (dài x rộng x cao). Hoặc có thể sử dụng bồn chứa 200 - 500 lít.
Ống lưới lọc nước giếng khoan phi 49 được đặt ngay bên dưới của bể chứa, có chức năng ngăn vật liệu lọc chảy ra ngoài, thu nước.Ống lọc này một đầu bịt kín, một đầu gắn với ống nước bên ngoài chảy vào bồn chứa nước sạch.
Lưu ý: cần lắp thêm một khóa nước ngay đường ống nước sạch, để tiện sửa chửa hoặc vệ sinh khi bể lọc dơ.
Vật liệu lọc nước giếng khoan.
Mỗi vật liệu lọc nước có một chức năng khác nhau, để hiểu quả lọc tối đa, ta cần sắp xếp thứ tự các vật liệu lọc nước cho phù hợp, cụ thể:
+ Lớp đầu tiên: sỏi đỡ lọc nước giúp thu nước, làm bể lọc thông thoáng. Độ dày tối thiểu phải 15-20 cm.
+ Lớp thứ 2 là than hoạt tính gáo dừa với độ dày lớp vật liệu này khoảng 10-20 cm, có chức năng khử mùi, khử màu, làm trong nước
+ Lớp thứ 3 là cát thạch anh, giúp lọc cặn, tạp chất. Độ dày tối thiểu của lớp vật liệu này là 20 cm
+ Lớp thứ 4 là cát mangan, chuyên khử phèn, các kim loại nặng như sắt, mangan,..., dộ dày lớp này là 25-30 cm.
+ Lớp cuối cùng là một lớp cát thạch anh mỏng có nhiệm vụ làm lớp màng bảo vệ bể lọc hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Giàn phun mưa được làm bằng ống nước đục lổ, lắp vào ngay đường nước vào (trên miệng bể lọc/bồn lọc), có công dụng giúp nước tác dụng với oxy trong không khí tối đa. Hoặc chúng ta có thể sử dụng ejector - bộ trộn khí oxy với công nghệ tiên tiến nhất.
Tham khảo thêm: