Tình trạng nước ô nhiễm do chứa các kim loại nặng như sắt và đồng xuất hiện ngày càng phổ biến tại nước ta. Có nhiều cách để xử lý nước ô nhiễm này, và trong đó phương pháp xử lý nước phèn bằng vôi được ưa chuộng sử dụng bởi tính tiện dụng và chi phí thấp. Việc xử lý nước nhiễm phèn bằng vôi có thể được áp dụng cho nhiều mục đích sử dụng nước khác nhau như lọc nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và cho nông nghiệp.
I. Tổng quan về xử lý phèn bằng vôi
Xử lý nước thải hay nước sinh hoạt nhiễm phèn bằng vôi bột thường được áp dụng cho nguồn nước có nồng độ sắt cao. Mục đích của việc xử lý nước phèn bằng vôi để nhằm đưa nồng độ pH lên cao để gia tăng tính kiềm. khi đó sắt được kết tủa từ sắt 2 thành sắt 3 nhanh.
Ngoài ra vôi bột Ca(OH)2 xử lý nước rất tốt. Chúng sẽ giảm thiểu được những mối nguy hiểm từ các chất hữu cơ, khử được các kim loại nặng, các vi khuẩn gây hại, những mầm mống gây bệnh…
Các loại vôi thường sử dụng để xử lý phèn hiện nay:
CaO: Là loại vôi thường được sử dụng để xử lý nước phèn trong các nhà máy xử lý nước thải.
Ca(OH)2: Được sử dụng phổ biến nhất trong xử lý nước phèn. Nó có tính kiềm cao và có thể tạo thành các kết tủa với các ion kim loại trong nước, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm.
CaCO3: L loại vôi tự nhiên được tìm thấy trong thiên nhiên. Nó thường được sử dụng để cân bằng pH của nước và giảm sự phát triển của tảo trong các hồ chứa nước.
MgCa(CO3)2: Loại vôi có chứa cả canxi và magie. Nó thường được sử dụng để xử lý nước phèn và cân bằng pH của nước.
Tất cả các loại vôi trên đều có tính kiềm, có khả năng tạo kết tủa và giúp loại bỏ phèn trong nước. Việc chọn loại vôi phù hợp tùy thuộc vào đặc điểm của nước và mục đích sử dụng nước.
II. Cách xử lý phèn bằng vôi
Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý nước phèn, trong đó phương pháp sử dụng vôi được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước thải, nuôi trồng thủy sản và lọc nước sinh hoạt.
Việc sử dụng vôi để xử lý nước giếng nhiễm phèn cũng được áp dụng rộng rãi vì chi phí thấp và hiệu quả cao. Thành phần chính của vôi chủ yếu được làm từ CaCO3, giúp tăng độ kiềm, nâng độ pH và giúp khả năng kết tủa phèn nhanh hơn.
Để xử lý nước phèn bằng vôi, có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Pha vôi: Lấy vôi và pha với nước sạch để tạo thành dung dịch vôi có nồng độ 5-10%. Tỉ lệ pha vôi thường được tính theo tỷ lệ 50g vôi/1m3 nước cần xử lý.
Bước 2: Đổ dung dịch vôi đã pha ở trên vào bể chứa nước phèn cần xử lý. Lưu ý đảo đều dung dịch để vôi hòa tan đều trong nước.
Bước 3: Sau khi đã trộn đều dung dịch vôi vào nước phèn, để cho phản ứng diễn ra trong khoảng thời gian từ 4-6 giờ. Sau đó, các hạt kết tủa phèn sẽ được hình thành và lắng xuống đáy bể.
Bước 4: Cuối cùng gạn lấy nước sạch ở trên và sử dụng.
Lưu ý rằng việc sử dụng vôi để xử lý nước phèn cần được thực hiện đúng liều lượng và thời gian để đảm bảo hiệu quả xử lý và tránh tác động đến môi trường.
III. Ưu điểm và nhược điểm của vôi trong xử lý nước phèn
1. Ưu điểm của phương pháp xử lý nước bằng vôi
Sử dụng phương pháp xử lý nước phèn bằng vôi có rất nhiều ưu điểm nổi bật và hấp dẫn như:
Giá thành rẻ, đa dang và dễ dàng mua.
Vôi được ứng dụng xử lý hiệu quả cho lĩnh vực nước nhiễm phèn, nước thải sinh hoạt và đặc biệt trong nước hồ nuôi tôm, thủy hải sản, hay trồng lúa, hoa màu.
Các thao tác sử dụng rất đơn giản và dễ dàng.
Có thể dùng vôi sử lý làm trong dùng trong sinh hoạt.
Lắng chìm các chất hữu cơ.
Phòng bệnh cho tôm cá.
2. Nhược điểm xử lý nước bằng vôi
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì phương pháp này cũng còn tồn tại những nhược điểm nhất định như:
Cần bảo quản vôi ở môi trường khô thoáng, nếu mua vôi về bạn để lâu trong môi trường ẩm mộc thì chúng rất bị mất tác dụng.
Chúng sẽ giúp tiêu diệt các hệ vi sinh có lợi và có hại trong nước.
Hiệu quả của phương pháp xử lý này mang tính chất tương đối.
Voi dùng nhiều tạo mùi khó chịu.
Sử dụng lượng lớn nều khử phèn ở diện tích rộng.
IV. Xử lý nước phèn bằng vôi bột có thật sự hiệu quả không?
Sau khi đi vào những ưu và nhược điểm của việc xử lý phèn bằng vôi ở trên thì chắc hẳn các bạn cũng đã trả lời được câu hỏi "Sử dụng vôi có thật sự hiệu quả không?"
Mình tóm lại công dụng chính của vôi bột:
Vôi bột có tác dụng ổn định pH, tăng độ kiềm.
Đồng thời, còn giúp khử phèn, khử chua.
Riêng đối với những hồ nuôi tôm, cá hay thủy hải sản thì sử dụng vôi còn có tác dụng sát khuẩn, giảm tảo và giảm thiểu lượng CO2.
Chúng còn có khả năng tạo ra môi trường kiềm giúp tôm cứng vỏ, phân hủy được mùn bã đáy ao.
Hy vọng những chia sẽ hữu ích về vôi và công dụng tuyệt vời sẽ giúp ích cho quý độc giả.
TDS nghĩa là tổng chất rắn hoà tan – Total Dissolved Solids (TDS) là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (parts-per-million hay còn gọi là 1 phần triệu).
Bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao bạn cần phải lọc nước phèn để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ của các thiết bị trong gia đình và làm rõ những tác hại của nước phèn đến sức khỏe con người. Chúng tôi cũng cung cấp các phương pháp lọc nước phèn để giúp bạn giải quyết vấn đề này.