Nhiều khách hàng liên hệ công ty Tân Bình hỏi về cách tính số lượng vật liệu lọc cho cột lọc , bồn lọc 200l, bồn lọc 500l, bồn lọc 700l, bồn lọc 1000l và các bể xây truyền thống. Xem trên mạng cũng có nhiều bạn chỉ cách tính nhưng nó hơi loàng ngoằn. Sau đây công ty Tân Bình xin hướng dẫn cho các bạn cách tính đơn giản nhất mà ai cũng có thể tính được.
Hướng dẫn tính vật liệu lọc nước cho cột lọc, bồn lọc và bể lọc.
Cột lọc và bồn lọc có dạng hình trụ tròn mình gom chung vào 1 công thức cho tiện. Để tính được vật liệu lọc cho loại này chúng ta đi tìm hiểu công thức tính thể tích hình trụ nhé:
Công thức tính thể tích:
V = r² x π x h |
---|
Trong đó V là thể tích, r là bán kính hình trụ, Pi kí hiệu là π: 3.14, h là chiều cao.
Nếu tính đơn giản thì chúng ta chỉ cần quy đổi thể tích cột lọc, bồn lọc ra thành số kí bằng cách lấy V x 1000kg là ra tổng khối lượng của vật liệu lọc, tuy nhiên mỗi loại vật liệu lọc có tỉ trọng khác nhau nên công thức này không chính xác cho lắm. Do đó công ty Tân Bình đã tìm ra được được công thức tính khối lượng từng vật liệu lọc đổ vào cột và bồn chính xác hơn.
Đầu tiên chúng ta cần nắm được tỉ trọng của các vật liệu lọc thường sử dụng hiện nay:
Công thức tính khối lượng vật liệu lọc cho cột và bồn lọc:
(1) m = r² x π x Chiều cao lớp vật liệu lọc (độ dày) x tỉ trọng vật liệu lọc đó. |
---|
Chúng ta Áp dụng tính khối lượng vật liệu lọc cho cột lọc tự chế có kích thước đường kính 0.14m ( r = 0.07), cao 1m. Khi đổ vật liệu vào cột lọc tự chế chúng ta không đổ đầy cột mà phải chừa khoảng trống ở đầu cột tầm 20-25cm, do đó với cột có chiều cao 1m thì chúng ta chỉ đổ vật liệu cao khoảng 0.8m. Với chiều cao như vậy thì chúng ta sẽ phân bố độ dày các vật liệu lọc như sau:
+ Sỏi đỡ: 0.2m
+ Cát thạch anh: 0.3m
+ Cát mangan: 0.2m
+ Than hoạt tính: 0.1m
Áp dụng vào công thức (1) ta sẽ tính được khối lượng lớp vật liệu lọc như sau:
Tham khảo chi tiết: Cách tự chế thùng lọc nước giếng khoan đơn giản
Tương tự như cột, bồn lọc, đầu tiên chúng ta tính thể tích của bể lọc nhé. Bể lọc tự xây sẽ có hình hộp chữ nhật, có công thức tính thể tích như sau:
V = a x b x c |
---|
Trong đó: a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao.
Công thức tính khối lượng vật liệu cho bể lọc như sau:
(2) m = a x b x Chiều cao vật liệu lọc (độ dày) x tỉ trọng vật liệu lọc đó. |
---|
Bể lọc tự xây có kích thước chiều dài (a) 1m, chiều rộng (b) 0.5m, chiều cao (c)1.2m. Với chiều cao này chúng ta đổ vật liệu cao khoảng 0.9m và được phân bổ như sau:
+ Sỏi đỡ: 0.2m
+ Cát thạch anh: 0.3m
+ Cát mangan: 0.2m
+ Than hoạt tính: 0.2m
Áp dụng vào công thức (2) ta sẽ tính được khối lượng vật liệu lọc như sau:
Tóm lại, với 2 công thức tính trên thì chúng ta hoàn toàn có thể tính được chính xác khối lượng vật liệu lọc cho bất kể loại cột lọc, bồn lọc và bể lọc nào. 2 công thức tính khối lượng vật liệu lọc này đã được các nhân viên của công ty Tân Bình đúc kết từ kinh nghiệm thực tế thi công hàng ngàn công trình. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc nào thì liên hệ chúng tôi để được giải đáp nhé, điện thoại/zalo 0934.087.100
Tham khảo thêm: Giá vật liệu lọc nước cập nhập mới nhất
Lưu lượng lọc trung bình (ở tốc độ lọc - 15m3/m2.h) là: 9.54259 m3/h
Tổng chiều cao vật liệu lọc: 0 mm
Loại vật liệu lọc | Chiều cao lớp vật liệu lọc | Đơn vị tính | Kết quả | Đơn vị tính |
---|---|---|---|---|
Sỏi đỡ | mm | 0.00 | kg | |
Cát thạch anh | mm | 0.00 | kg | |
Cát Mangan | mm | 0.00 | kg | |
Than hoạt tính | mm | 0.00 | kg | |
Hạt Birm khử sắt | mm | 0.00 | kg | |
Hạt ODM | mm | 0.00 | Lít | |
Hạt cation làm mềm | mm | 0.00 | Lít |
Vật liệu lọc đa năng ODM-2F là sản phẩm thiên nhiên (thành phần chính là diatomit, zeolit, bentonit) được hoạt…
Xem thêmCát mangan có tác dụng chính là khử các kim loại nặng, đặc biệt là mangan trong nguồn nước cấp.…
Xem thêm