Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế

1. Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y Tế

Tiêu chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành đã được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và được áp dụng kể từ ngày 15/06/2019.

Hiện tại Tiêu chuẩn nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT và đối với QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt vẫn còn hiệu lực cho đến hết 15/06/2021

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 giúp bạn tham khảo các chỉ tiêu để không vượt quá mức quy định, đảm bảo an toàn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không sẽ dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tiêu chảy, ngộ độc… thậm chí tử vong. Nếu chỉ số của các thành phần như Asen (As), Nitrit (NO2-), Mangan (Mn), Sắt (Fe)… vượt quá mức so với bảng dưới đây, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y Tế

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm (gọi tắt là nước ăn uống).

Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).

1.2 Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
1 Màu sắc TCU 15 15 TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887 – 1985)/SMEWW 2120 A
2 Mùi vị Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Cảm quan/SMEWW 2150 B và 2160 B A
3 Độ đục NTU 5 5 TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990)/SMEWW 2130 B A
4 Clo dư mg/L Trong khoảng  0,3-0,5 SMEWW 4500Cl/US EPA 300.1 A
5 pH Trong khoảng 6,0 – 8,5 Trong khoảng 6,0 – 8,5 TCVN 6492:1999/SMEWW 4500 – H+ A
6 Hàm lượng Amoni mg/L 3 3 SMEWW 4500 – NH3 C /SMEWW 4500 – NH3 D A
7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) mg/L 0,5 0,5 TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) / SMEWW 3500 – Fe B
8 Chỉ  số Pecmanganat mg/L 4 4 TCVN 6186:1996/ISO 8467:1993 (E) A
9 Độ cứng tính theo CaCO3 mg/L 350 TCVN 6224 – 1996 / SMEWW 2340 C B
10 Hàm lượng Clorua mg/L 300 TCVN 6194 – 1996(ISO 9297 – 1989)/ SMEWW 4500 – Cl- D A
11 Hàm lượng Florua mg/L 1.5 TCVN 6195 – 1996(ISO10359 – 1 – 1992)/ SMEWW 4500 – F- B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/L 0,01 0,05 TCVN 6626:2000 / SMEWW 3500 – As B B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150 TCVN 6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990)/SMEWW 9222 A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 20 TCVN 6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990)/SMEWW 9222 A

Tiêu chuẩn nước ăn uống và sinh hoạt theo Luật định được áp dụng cho các đối tượng gồm: là các cá nhân, văn phòng làm việc, trường học, cơ quan tổ chức cùng các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nước sinh hoạt dưới 1000m3 trong một ngày đêm.

Lưu ý, giới hạn tối đa cho phép mỗi hạng mục được chia làm hai loại. Mỗi tiêu chí sẽ có phạm vi áp dụng khác nhau, đó là:

  • Giới hạn I được áp dụng với các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh cung cấp nước sinh hoạt.
  • Giới hạn II được  dùng cho các cá nhân hay hộ gia đình khai thác nước sinh hoạt.

2. Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT

Mỗi quốc gia và khu vực trên thế giới đều có những quy định riêng về tiêu chuẩn nước uống, Việt Nam cũng vậy. Bộ Y tế ban hành quy chuẩn nước uống trực tiếp QCVN6-1:2010/BYT vào ngày 02/06/2010 chính là Quy chuẩn Quốc gia cao nhất dành cho nguồn nước uống trực tiếp tại Việt Nam. Quy chuẩn nước uống trực tiếp QCVN6-1:2010/BYT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.

QCVN 6-1:2010/BYT

2.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này bao hàm những yêu cầu về tiêu chuẩn về khoáng chất, hàm lượng vi sinh,… có trong nguồn nước tại hộ gia đình và các sản phẩm nước đóng chai được sử dụng có thực sự an toàn để trực tiếp sử dụng hay không.

Quy chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng.

Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

  • Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam.
  • Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2.2 Các chỉ tiêu chất lượng

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu
Stibi, mg/l 0,02 ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 964.16

A
Arsen, mg/l 0,01  TCVN 6626:2000 (ISO11969:1996);

ISO 11885:2007; ISO15586:2003;

AOAC 986.15

A
Bari, mg/l 0,7 ISO 11885:2007; AOAC 920.201 A
Bor, mg/l 0,5 TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990);

ISO 11885:2007

A
Bromat, mg/l 0,01 ISO 15061:2001 A
Cadmi, mg/l 0,003 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 974.27; AOAC 986.15

A
Clor, mg/l 5 ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985,

ISO 7393-3:1990

A
Clorat, mg/l 0,7 TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997) A
Clorit, mg/l 0,7 TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997) A
Crom, mg/l 0,05 TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A
Đồng, mg/l 2 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 960.40

A
Cyanid, mg/l 0,07 TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984);

TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002)

A
Fluorid, mg/l 1,5 TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992);

TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2:1994);

ISO 10304-1:2007

A
Chì, mg/l 0,01 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 974.27

A
Mangan, mg/l 0,4 TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A
Thủy ngân, mg/l 0,006 TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999);

AOAC 977.22

A
Molybden, mg/l 0,07 TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A
Nickel, mg/l 0,07 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003

A
Nitrat, mg/l 50 TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998);

ISO 10304-1:2007

A
Nitrit, mg/l 3 TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984);

ISO 10304-1:2007

A
Selen, mg/l 0,01 TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993);

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003;

AOAC 986.15

A
Hoạt độ phóng xạ a, Bq/l 0,5 ISO 9696:2007 B
Hoạt độ phóng xạ b, Bq/l 1 ISO 9697:2008 B

Lưu ý:

  • Chỉ tiêu loại A bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.
  • Chỉ tiêu loại B không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nước uống đóng chai phải đáp ứng các quy định đối với chỉ tiêu loại B.

Kiểm tra các chỉ tiêu về vi sinh vật:

I. Kiểm tra lần đầu    
Chỉ tiêu Lượng mẫu Yêu cầu Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu
1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt 1 x 250 ml Không phát hiện được trong bất kỳ mẫu nào TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007) A
2. Coliform tổng số 1 x 250 ml – Nếu số vi khuẩn (bào tử) 1 và 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai

– Nếu số vi khuẩn (bào tử) > 2 thì loại bỏ

TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007) A
3. Streptococci feacal 1 x 250 ml ISO 7899-2:2000 A
4. Pseudomonas aeruginosa 1 x 250 ml ISO 16266:2006 A
5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 1 x 250 ml TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986) A
II. Kiểm tra lần thứ hai
Chỉ tiêu Giới hạn tối đa cho phép

(Trong 1 ml sản phẩm)

Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu
n c n M
1. Coliform tổng số 4 1 0 2 TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007) A
2. Streptococci feacal 4 1 0 2 ISO 7899-2:2000 A
3. Pseudomonas aeruginosa 4 1 0 2 ISO 16266:2006 A
4. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 4 1 0 2 TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986) A

Lưu ý:

  • Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.
  • n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.
  • c: số đơn vị mẫu tối đa có kết quả nằm giữa m và M, tổng số mẫu có kết quả nằm giữa m và M vượt quá c là không đạt.
  • m: là mức giới hạn mà các kết quả không vượt quá mức này là đạt, nếu các kết quả vượt quá mức này thì có thể đạt hoặc không đạt.
  • M: là mức giới hạn tối đa mà không mẫu nào được phép vượt quá.

Một số yếu tố tiêu chuẩn nước uống chung

Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt trên áp dụng chủ yếu cho các công ty, xí nghiệp, còn các hộ gia đình nếu áp dụng kiểm tra cả hơn 30 tiêu chí sẽ rất tốn kém chi phí. Đối với các gia đình, có thể kiểm tra theo các tiêu chí sau:

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử
Màu sắc Giới hạn ở mức 15 TCU ISO 7887 – 1985
Mùi vị Không có mùi vị lạ Bằng cảm nhận / SMEWW 2150 B
Độ đục Tối đa 5 NTU TCVN 6184 – 1996
Hàm lượng Clo dư Giới hạn ở mức 0,3 – 0,5 SMEWW 4500 Cl
Hàm lượng Clo kết tủa Giới hạn ở mức 300 mg/l TCVN 6194 – 1996
Nồng độ pH Giới hạn ở mức 6 – 8,5 TCVN 6492 – 1999
Hàm lượng Amon Giới hạn ở mức 3mg/l SMEWW 4500 – NH3D
Hàm lượng Fe 2+ và Fe 3+ Giới hạn ở mức 0,5 mg/l SMEWW 3500 Fe
Hàm lượng Florua Không quá 1,5 mg/l TCVN 6195 – 1996
Hàm lượng Asen Không quá 0,01 mg/l TCVN 6626 – 2000
 
Biên tập bởi Nguyễn Lý
Tin tức liên quan
TDS là gì?

TDS nghĩa là tổng chất rắn hoà tan – Total Dissolved Solids (TDS) là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (parts-per-million hay còn gọi là 1 phần triệu).